CV tiếng Anh ngày nay không chỉ dùng để ứng tuyển tại các công ty nước ngoài mà đã trở nên vô cùng phổ biến trong mọi ngành nghề, môi trường làm việc khác nhau. Làm thế nào để viết được một CV tiếng Anh giúp gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé!

Tại sao nên viết CV bằng tiếng Anh?
Trong thời đại hội nhập hiện nay, tiếng Anh đã trở nên phổ biến ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Đó cũng là lý do mà không chỉ khi đi xin việc ở các công ty nước ngoài thì mới cần viết CV tiếng Anh. Nhiều doanh nghiệp trong nước cũng ưu ái lựa chọn những ứng viên biết ngoại ngữ. Vì vậy, CV tiếng Anh là rất cần thiết để bạn có cơ hội được nhà tuyển dụng chú ý đến ngay từ vòng sơ loại.
Nhiều người ngại viết CV bằng tiếng Anh vì lo sợ không biết cách hành văn, sử dụng từ ngữ, ngữ pháp sao cho chính xác và mượt mà. Tuy nhiên, chỉ cần biết cách viết CV chuẩn cũng như có thêm thời gian để trau chuốt ngôn từ cho phù hợp. Thì bạn có thể tạo cho mình một chiếc CV tiếng Anh lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.
Lưu ý khi viết CV tiếng Anh
CV của mỗi người đều có sự khác biệt, tùy thuộc và đặc điểm của từng cá nhân khác nhau. Nhưng các CV nên bao gồm những thông tin cơ bản cần thiết. Sau đây là một số lưu ý quan trọng khi viết CV bằng tiếng Anh
- Có đủ các thông tin cần thiết (thông tin liên lạc, học vấn, kinh nghiệm, năng lực bản thân,…)
- Nên sử dụng động từ ở dạng V-ing
- Viết ngắn gọn, rõ ý. Tránh sử dụng câu văn quá dài
- Chú ý cách đặt tiêu đề
- Tránh sử dụng từ lan man, không rõ nghĩa
Cách viết CV tiếng Anh chuẩn
Các thông tin cần thiết
Khi lọc CV ứng tuyển, nhà tuyển dụng không đọc kỹ ngay từ đầu mà sẽ lướt qua tổng thể từ 3 – 4 giây. Do đó, cách đầu tiên để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thông qua CV tiếng Anh là bố cục rõ ràng và đầy đủ thông tin cần thiết.

Cách trình bày khoa học sẽ giúp bạn có thêm điểm cộng trong phần đánh giá. Đây cũng là một trong những tiêu chí để nhà tuyển dụng phân loại CV nào nên xem kỹ hơn và CV nào nên bỏ qua.
Các thông tin cần phải có trong một CV tiếng Anh bao gồm các thông tin cơ bản sau:
Personal details -Thông tin cá nhân
Hình ảnh, họ tên, ngày sinh, chức danh, số điện thoại, email, địa chỉ và có thể kèm theo địa chỉ của các trang mạng xã hội.
Career objective – Mục tiêu nghề nghiệp
Đây là một đoạn văn ngắn từ 2 – 3 câu được xem như lời quảng cáo ấn tượng nhất về bản thân bạn. Do đó, hãy nhấn mạnh những đặc điểm khiến bạn trở thành ứng cử viên sáng giá nhất.
Ví dụ: Recent major in Marketing and Advertising from Blue University where I completed two internships at Global United Agency. Able to use critical thinking and communication skills to attract customers and implement new strategies. Seeking employment as a marketing associate to help Aerial Agency’s overall marketing efforts.
Education and qualifications – Trình độ học vấn
Bằng cấp, tên trường học, chuyên ngành học và thời gian theo học.
Work Experience – Kinh nghiệm làm việc
Bạn nên nêu ngắn gọn và đầy đủ các kinh nghiệm làm việc mình có được. Nếu là người thường xuyên “nhảy việc” thì bạn chỉ nên chọn những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển để đưa vào CV. Sau đó, hãy sắp xếp thứ tự các công việc theo thời gian từ mới nhất đến cũ nhất.
Khi viết về kinh nghiệm làm việc, hãy khéo léo lồng ghép các từ chứng minh hiệu suất làm việc của bản thân như developing, planning, organizing, creating… Việc này sẽ giúp các kinh nghiệm của bạn trở nên sáng giá hơn trong mắt nhà tuyển dụng thay vì chỉ liệt kê một cách thông thường.
Thêm vào đó, bạn cũng nên khéo léo tùy chỉn các kinh nghiệm của bản thân để phù hợp với vị trí ứng tuyển. Chẳng hạn nếu trong quá khứ bạn từng dạy thêm thì hãy thêm các kỹ năng truyền đạt, sư phạm,… Những điều này sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng hơn.
Interests and achievements – Sở thích và thành tích
Bạn đừng vội bỏ mục sở thích ra khỏi CV của mình. Đối với nhiều nhà tuyển dụng, đây là mục thể hiện cá tính con người bạn. Nhưng cũng không nên đưa những sở thích phổ biến và chung chung như xem phim, nghe nhạc,… Thay vào đó, sẽ thông minh hơn nếu bạn nói về các sở thích giúp rèn luyện kỹ năng mềm và tư duy như tham gia hoạt động rèn luyện kỹ năng lãnh đạo. Hay các bộ môn đòi hỏi tư duy sáng tạo như cờ tường, cờ vua, đọc sách… Hoặc các trò chơi rèn luyện thân thể, tinh thần hợp tác nhóm như đá bóng, bóng chuyền,…
Ví dụ 1: I like to play football at the weekend with my friends. We have a small club and we get together and play a game of football. Ve like it because it is good fun and we can all have a laugh together plus it is good exercise and gets us out of the house.
Ví dụ 2: I am an avid reader and every weekend you can find me with my nose in a book. There is nothing I like better than curling up with a good book in my favorite armchair and losing myself in whatever world the book is set in. I love reading because I can enter other worlds and meet all these amazing characters. I love seeing all of the scenes play out in my imagination.
Skills – Kỹ năng
Các kỹ năng không chỉ có chuyên môn bản thân mà nên bao gồm cả các kỹ năng mềm và khả năng ngôn ngữ.

References – Người tham khảo
Phần này bạn có thể đưa thông tin liên hệ của sếp cũ hoặc thầy cô cũ. Lưu ý rằng, cần phải hỏi ý kiến của họ nếu bạn muốn đưa thông tin của mình vào CV nhé. Nếu không, bạn có thể sẽ mất điểm trầm trọng trong mắt nhà tuyển dụng và cả người mà mình đề cập đấy.
Viết câu với động từ ở dạng V-ing
Một CV xin việc chuyên nghiệp sẽ có cách sử dụng động từ thống nhất trong toàn bộ CV. Thông thường, có 3 loại động từ được dùng trong CV là động từ nguyên mẫu, động từ thêm ing và động từ ở dạng quá khứ.
Mỗi người sẽ có cách dùng từ khác nhau. Nhưng theo ý khiến của nhiều nhà tuyển dụng thì động từ thêm ing là cách dùng thích hợp nhất. Cách dùng động từ này giúp CV thêm phần trang trọng và rõ ràng hơn.
Viết ngắn gọn, rõ ý
Có không ít nhà tuyển dụng sẵn sàng bỏ qua những đoạn dài như viết văn trong CV của ứng viên. Hoặc thậm chí là bỏ qua những CV quá dài dòng. CV là công cụ đại diện cho bạn trước nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy tập trung làm rõ những điểm nổi bật, sáng giá của bạn một cách rõ ràng nhất. Không nên mất thời gian và không gian để diễ giải dong dài những câu văn với từ ngữ phức tạp.
Nên dùng câu từ đơn giản, phân thành các ý cụ thể để người đọc dễ nhìn.
Ví dụ:
- Remaining customer-centric at all times.
- Solid understanding of local market conditions.
- Establish trusting relationships with customers.
- Cold calling prospective clients to arrange an initial first meeting.
- Ability to make a connection with a diverse array of customers.
Chú ý cách đặt tiêu đề
Nhiều người thường đặt dòng chữ “Curriculum Vitae” ở đầu CV như tiêu đề. Nhưng cách làm này không thực sự mang lại hiệu quả. Thay vào đó, hãy đặt họ tên của bạn ở vị trí này. Có thể thêm nghề nghiệp bên cạnh để nhà tuyển dụng ấn tượng về bạn ngay khi nhìn vào CV.
Tránh sử dụng từ lan man, không rõ nghĩa
Trong hồ sơ xin việc, bạn nên khéo léo lồng ghép các từ thể hiện năng lực và hiệu suất thông qua kinh nghiệm, mục tiêu của bản thân. Không liệt kê hàng loạt những từ ngữ chung chung, phổ biến mà bất kỳ CV nào cũng dùng như:
- Critical Thinking
- Problem Solving
- Public Speaking
- Customer Service
- Communication
- Decision-making
- Teamwork and collaboration
- Empathy
Cách làm này không những không chứng minh được năng lực của bạn. Ngược lại còn khiến nhà tuyển dụng không có ấn tượng tốt về bạn vì liệt kê kỹ năng một cách tùy tiện.